Tổng quan về tinh dầu

Tổng quan về tinh dầu

Nội dung

Tóm tắt

  • Tinh dầu là chất lỏng hữu cơ, dễ bay hơi, được tạo thành từ các bộ phận tiết ở thực vật như hạt, lá, quả, hoa, nhựa và gỗ.
  • Mỗi loại tinh dầu được đặt tên theo loài cây được chiết xuất.
  • Tinh dầu dịch tiếng anh là “Essential” - mang nghĩa là "Sự Thiết Yếu" vì chúng được cho là những giọt kết tinh của mùi hương và hương vị từ loài cây đó.
  • Tinh dầu hoạt động như một cơ chế tự bảo vệ của cây vì nồng độ các hợp chất chữa bệnh trong tinh dầu rất cao.
  • Tỷ lệ các thành phần trong tinh dầu giúp chúng có các đặc tính chữa bệnh và tăng cường sức khỏe cụ thể.
  • Hương liệu là sản phẩm nhân tạo và được tổng hợp được bởi các nhà hóa học. Do đó chúng không có tác dụng chữa bệnh giống tinh dầu.
  • Nên tránh dùng tinh dầu trong những trường hợp cần lưu ý như mang thai hoặc đang dùng thuốc. Đặc biệt là khi chúng chưa được pha loãng
  • Để đảm bảo rằng một loại tinh dầu có chất lượng cao nhất, hãy kiểm tra con dấu “Canada Organic”, “USDA Certified” hoặc “Chứng nhận Organic".
  • Tinh dầu nên được bảo quản ở nơi mát mẻ, tối và khô ráo.
  • Giá tinh dầu phụ thuộc vào điều kiện trồng trọt, giá nguyên liệu thô đầu vào cũng như quy trình và hiệu suất thực tế của từng loại sản phẩm.

Lịch sử Tinh Dầu

Thói quen sử dụng tinh dầu đã kéo dài qua nhiều thế kỷ nên khó để xác định chính xác ai là người đầu tiên sử dụng chúng, nhưng những ghi chép đầu tiên về tinh dầu đã ghi nhận tại Ấn Độ, Ba Tư và Ai Cập cổ đại. Hy Lạp và La Mã cũng tham gia giao thương dầu và thuốc mỡ thơm với các nước phương Đông. Mỗi nền văn hóa đều có cách sử dụng tinh dầu khác nhau, từ điều trị sức khỏe cho đến thờ phụng tâm linh. Các chế phẩm thảo dược của họ bao gồm nhang, nước hoa, nước thơm vải vóc, các loại thuốc viên, thuốc bột, thuốc nén, thuốc mỡ, dầu thơm để tắm và dầu massage. Trong nhiều nền văn hóa, dầu thơm được cho là cách để kết nối với các vị thần. Chúng được xem là điều quan trọng đến mức chỉ có một nhóm người mới có đặc quyền được sử dụng, chẳng hạn như các linh mục.

Người Ả Rập là nơi đầu tiên phát triển kỹ thuật chưng cất hơi nước để chiết xuất tinh dầu. Họ đã thay thế các loại chất béo bằng một loại dung môi mới được tạo thành bằng cách chưng cất rượu từ đường lên men. Trong thời Trung Cổ, kỹ thuật chưng cất này đã phổ biến trên khắp Châu u và có cả các hiệu thuốc chuyên về bán các sản phẩm chưng cất.

Tinh Dầu là gì?

Tinh dầu là chất lỏng hữu cơ, cô đặc, dễ bay hơi, kỵ nước và xuất hiện tự nhiên bên trong các bộ phận tiết của cây như hạt, cỏ, rễ, vỏ cây, thân, lá, quả, hoa, nhựa, vỏ và gỗ của thực vật. Chúng còn được gọi là dầu dễ bay hơi, dầu Ethereal hoặc Aetherolea. Mặc dù được gọi là “dầu”, nhưng chúng có cảm giác ít nhớt hơn và thiên về kết cấu dạng nước hơn.

Cảm nhận mùi hương của một bông hoa tương đương với việc trải nghiệm mùi thơm của tinh dầu. Tinh dầu có tên tiếng anh là “Essential” - mang ý nghĩa là "Sự Thiết Yếu" vì chúng được xem là những giọt kết tinh của mùi hương và hương vị của thực vật. Bản chất của tinh dầu sẽ giống với loài cây cũng như họ cây đã chiết xuất ra chúng. Tinh dầu được đặt tên theo loài cây mà chúng được chiết xuất. Ví dụ, tinh dầu từ hoa Oải Hương sẽ được gọi là Tinh Dầu Oải Hương.

Các loại tinh dầu mang lại cho cây mùi thơm đồng thời thúc đẩy cơ chế bảo vệ và khả năng thụ phấn của chúng. Các loại tinh dầu từ gỗ, lá và rễ của cây giúp cây tự bảo vệ mình trước sự tấn công của ký sinh trùng và động vật, đồng thời cho phép chúng thích nghi với điều kiện môi trường khắc nghiệt. Tinh dầu nguyên chất là cơ chế bảo vệ tự nhiên của thực vật do có nồng độ các hợp chất chữa bệnh khá cao.

Tinh dầu là một hợp chất thơm dễ bay hơi, nghĩa là nó có thể thay đổi trạng thái nhanh chóng từ thể rắn hoặc lỏng sang thể khí ở nhiệt độ phòng. Vì sự thay đổi trạng thái khá dễ dàng nên chúng được xem là “không ổn định”. Trong hóa học, từ này thường dùng cho các chất có xu hướng dễ bay hơi. Đây là cách giúp tinh dầu tỏa mùi thơm trong không khí, khiến chúng kích hoạt các cảm biến khứu giác trong mũi của ta. Các hợp chất thơm dễ bay hơi này cũng chi phối các đặc sinh lý của con người - đây chính xác là điều khiến tinh dầu trở nên chất lý tưởng để sử dụng trong liệu pháp mùi hương (Aromatherapy), một phương pháp giúp thúc đẩy sức khỏe và sự hài hòa tâm trí thông qua sức mạnh của mùi hương.

Thành phần của Tinh Dầu

Tinh dầu là một hỗn hợp phức tạp từ nhiều thành phần. Mỗi loại tinh dầu đôi khi được tạo nên từ hàng trăm thành phần khác nhau. Các chất cấu thành nên tinh dầu mang lại cho chúng đặc tính chữa bệnh và tăng cường sức khỏe. Những chất thường thấy trong tinh dầu là: Monoterpenes, Sesquiterpenes, Diterpenes, Alcohols, Phenol, Aldehyd, Ketones, Este và Oxit. Do có các đặc tính hỗ trợ sức khỏe và làm sạch nên hầu hết tất cả các loại tinh dầu đều có tác dụng chống nhiễm trùng và nhiều loại còn có hoạt tính chống nấm, chống vi-rút và chống vi khuẩn.

Màu sắc của tinh dầu rất đa dạng. Từ không màu cho đến bất kỳ màu nào trong 7 sắc cầu vồng, đôi khi màu sắc của tinh dầu cho thấy đặc tính chữa bệnh của nó. Ví dụ màu xanh dương của Tinh Dầu Hoa Cúc Chamomile cho thấy chúng có tác dụng “làm mát và làm dịu” những cảm giác tiêu cực về thể chất và tâm lý. Các loại dầu như Hoắc hương Patchouli, Cam Orange và Sả Lemongrass có màu hổ phách hoặc vàng. Đây là màu thể hiện sự tươi sáng, vui vẻ. Chúng giúp ta nhận biết đặc tính tăng cường tâm trạng của các loại tinh dầu này.Những cây non có hàm lượng tinh dầu nhiều hơn những cây già lại tiết ra nhiều nhựa cây hơn và khiến tinh dầu có màu sẫm hơn. Đôi khi màu sắc của chúng là kết quả của phương pháp chiết xuất và cũng có khi màu sắc của nguyên liệu thô ảnh hưởng đến màu của sản phẩm cuối. Mặc dù hoa cúc Chamomile không có màu xanh nhưng nó có chứa một thành phần là Chamazulene, chất này biến dầu thành màu xanh đen trong quá trình chưng cất hơi nước.

Cách chiết xuất Tinh Dầu

Một giọt tinh dầu cũng đủ để mang đến những lợi ích tăng cường sức khỏe. Tinh dầu được tạo ra và cất giữ trong các tuyến tiết của cây. Sau khi những giọt này khuếch tán qua vách của các tuyến tiết, chúng lan ra khắp bề mặt cây rồi bay hơi khiến không khí tràn ngập mùi thơm dễ chịu.

Các loại thực vật có mùi hương mạnh thường được tìm thấy ở vùng nhiệt đới nơi có nhiệt độ cao hơn, khiến thực vật tạo ra nhiều hợp chất hữu cơ dễ bay hơi hơn. Thông thường, phải mất khá nhiều nguyên liệu thô để sản xuất một lượng nhỏ tinh dầu. Với tinh dầu Hoa Hồng, cần 65 pound cánh Hoa Hồng tươi để tạo nên 15mL tinh dầu.

Các phương pháp để chiết xuất tinh dầu bao gồm: Enfleurage, Chiết xuất, Chưng cất bằng hơi nước, Chiết xuất bằng dung môi, Chiết xuất Carbon Dioxide, Chưng cất và thẩm thấu phân đoạn, Quy trình Phytonic, Ngâm, ép cơ học và chưng cất.

PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT CÁCH THỨC CHIẾT XUẤT
Enfleurage Các bộ phận mỏng của cây như cánh hoa, rễ và lá được ngâm trong dầu béo để chiết xuất tinh dầu.
Expression (Ép nguội) Một thiết bị cơ học có gai sẽ quay và đâm nhằm phá vỡ các tế bào ở vỏ để giải phóng tinh dầu. Phương pháp này còn được gọi là "Ép nguội". Nó thường dành cho tinh dầu họ Cam Quýt Citrus (Chanh, Cam Bergamot, Cam, ...)
Steam Distillation (Chưng cất hơi nước) Một dòng hơi nước được đưa vào khu bồn chứa các nguyên liệu thô, thường phương pháp chiết xuất này diễn ra ở áp suất và nhiệt độ cao.
Solvent Extraction (Chiết xuất dung môi) Được dùng khi một thành phần của nguyên liệu thô có khả năng hòa tan trong dung môi lỏng không bay hơi, chẳng hạn như sáp. Chất này sẽ được tách hoặc loại bỏ bằng phương pháp lọc. Cách này còn gọi là "Chiết xuất lỏng". Nó bao gồm Enfleurage, Maceration và Khai thác Carbon Dioxide.
Carbon Dioxide (CO2) Extraction (Chiết xuất Carbon Dioxide (CO2) CO2 dưới áp suất biến thành chất lỏng “siêu giới hạn” được bơm vào nơi chứa nguyên liệu thực vật. Mặc dù là chất khí nhưng nó có đặc tính hóa lỏng, cho phép nó hoạt động như một dung môi để hút tinh dầu của thực vật.
Hydro-Diffusion (Hydrofusion) Extraction (Chiết xuất Hydro-Diffusion) Phương pháp này tương tự như phương pháp chưng cất hơi nước ngoại trừ việc hơi nước đi qua phần trên của buồng thay vì phần dưới. Nguyên liệu thực vật nằm trên vỉ để đun nóng, do đó hơi nước “thấm” xuống nguyên liệu thực vật, giống như cà phê đi qua bộ lọc. Phương pháp này còn được gọi là "Percolation."
Phytonic Process (Quá trình Phytonic) Phương pháp này sử dụng chất không chứa chlorofluorocarbons (không phải CFC) làm dung môi. Các loại tinh dầu được tạo ra bằng phương pháp này được gọi là Phytol. Quá trình chiết xuất xảy ra ở nhiệt độ phòng hoặc thấp hơn, có nghĩa là tinh dầu không bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Những loại dầu này nguyên chất và có các đặc tính tự nhiên khá nguyên vẹn. Phương pháp này còn được gọi là "Chiết xuất Florasol."
Maceration (Ngâm) Một dung môi (chất lỏng) được thêm vào nguyên liệu thô sau khi cắt/nghiền. Hỗn hợp này được để yên trong một khoảng thời gian nhất định. Chất lỏng được lọc và cặn rắn được ép để lấy phần chất lỏng còn lại.
Oil Soak (Ngâm dầu) Nguyên liệu thực vật được ngâm trong dầu. Sau 2 tuần, chất rắn được lọc, dầu còn lại là sản phẩm cuối cùng.
Water Distillation (Chưng cất hơi nước) Nguyên liệu thực vật được đun trong nước nóng cho đến khi nguyên liệu thực vật trở nên mềm. Hơi nước bay lên, đi vào buồng ngưng tụ và nguội đi. Ở đây, hơi nước lại trở thành dạng lỏng và tinh dầu lại trở về lại dạng dầu. Tinh dầu sau đó được tách ra khỏi thành phần nước. Phần nước còn lại sẽ trở thành Hydrosol.

 

Phương pháp chiết xuất tinh dầu phổ biến nhất là chưng cất hơi nước từ rễ, vỏ, thân, lá, hoa và các bộ phận khác của cây. Với sự hỗ trợ của hơi nước, quá trình này tách các hợp chất gốc dầu ra khỏi các hợp chất gốc nước để tạo ra một loại tinh dầu cô đặc nhất.

Chống chỉ định về Tinh Dầu

Nhìn chung, nếu sử dụng Liệu Pháp Mùi Hương (Aromatherapy) đúng cách sẽ tạo ra bất kỳ tác dụng phụ bất lợi nào mà còn có tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, do có mức độ tác động khá cao nên bạn cần tránh sử dụng tinh dầu trong các trường hợp sau: không hiểu rõ về đặc tính của tinh dầu khi chưa pha loãng, phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai, đang điều trị bệnh hoặc dùng thuốc, tránh tiếp xúc gần mắt, ánh sáng mặt trời hoặc phòng tắm nắng, cần để xa tầm tay trẻ em và vật nuôi, tránh nếu dễ dị ứng hoặc nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào của tinh dầu, không sử dụng khi phòng không thoáng gió.

Tinh Dầu và Hương Liệu

Từ “Tinh Dầu” và “Hương liệu” thường được sử dụng xen kẽ với nhau do có cùng tính chất thơm nhưng có sự khác biệt đáng kể giữa chúng. Tinh dầu là các hợp chất thơm tự nhiên, dễ bay hơi, được chiết xuất từ ​​​​thực vật. Hương liệu được tạo ra bởi phương pháp nhân tạo bởi các nhà hóa học- những người tái tạo thành phần hóa học của các thành phần thực vật. Tuy nhiên, chúng không chứa các lợi ích trị liệu giống như tinh dầu nên không được sử dụng trong Liệu Pháp Mùi Hương. Cơ thể không hấp thụ các phân tử tổng hợp giống như cách hấp thụ các phân tử tự nhiên. Điểm giống nhau giữa tinh dầu và hương liệu là cả hai đều được dùng trong mỹ phẩm như kem dưỡng ẩm, xà phòng, nước hoa cũng như các sản phẩm mùi hương được sử dụng quanh nhà, chẳng hạn như nến thơm, máy khuếch tán và túi giặt.

Đôi khi thuật ngữ “Tinh Dầu Hương Liệu” hoặc “Tinh Dầu Nước Hoa” được dùng để chỉ hỗn hợp trộn lẫn tinh dầu và hương liệu. Ưu điểm của hỗn hợp tinh dầu là giá rẻ hơn so với xài tinh dầu nguyên chất. Thế nhưng nhược điểm là loại tinh dầu có trong hỗn hợp sẽ không thể thay đổi theo ý muốn.

Chất lượng Tinh Dầu

Bạn cần chọn mua tinh dầu chất lượng từ các nguồn uy tín khi cần sử dụng đặc tính trị liệu cho sức khỏe. Tinh dầu cho trị liệu phải là hàng nguyên chất 100%, không pha trộn hương liệu hay dung môi.

Mùi hương của tinh dầu thay đổi phụ thuộc vào mùa thu hoạch, vùng thu hoạch, thời tiết, phương pháp và thời gian chưng cất. Chất lượng của sản phẩm có thể được kiểm chứng qua nhãn chai khi có các con dấu "USDA Certified," hoặc "Organic Certified". Ngoài ra việc cung cấp thông tin tên khoa học của loại cây đã chiết xuất cũng giúp bạn biết rằng đây là sản phẩm tinh dầu thiên nhiên 100% chứ không phải hương liệu. Cụm từ "tinh dầu" thường được dùng chung cho cả tinh dầu thiên nhiên và hương liệu nên dễ gây nhầm lẫn với khách hàng. Hương liệu được sử dụng để tạo mùi hương cho sản phẩm nhưng không có đặc tính trị liệu.

Cách bảo quản Tinh Dầu

Tinh dầu thường được đựng trong các chai thủy tinh tối màu (hổ phách hoặc xanh dương, xanh lá) để tránh tiếp xúc với ánh sáng, vì chúng có thể khiến tinh dầu bị oxy hóa, làm giảm mùi thơm và đặc tính chữa bệnh. Các chai phải được đậy kín để tránh bị bay hơi. Cần tránh để tinh dầu vào các chai chứa bằng nhựa (trừ nhựa PET và HDPE) vì chúng có thể ăn mòn nhựa.

Các chai phải được đậy kín vì tiếp xúc với không khí cũng khiến tinh dầu bị Oxy hóa. Chỉ nên tháo nắp khi cần sử dụng và đậy nắp lại ngay sau khi dùng xong. Nên sử dụng nắp chai dạng vặn thay vì nắp có ống nhỏ giọt bằng cao su vì phần cao su sẽ nhanh bị hư và có thể gây rò rỉ. Không nên để tinh dầu chạm vào các bề mặt dễ bị hư hỏng như giấy, nhựa hoặc các bề mặt được sơn hoặc đánh bóng vì tinh dầu có thể ăn mòn các vật liệu này.

Nơi lý tưởng để bảo quản tinh dầu là khu vực khô ráo, thoáng mát, có nhiệt độ ổn định, tránh ánh nắng trực tiếp. Tinh dầu có thể được bảo quản trong tủ lạnh để tránh tiếp xúc với không khí, ánh nắng và nhiệt độ cao. Nhiệt độ phù hợp để bảo quản tinh dầu dao động từ 5 đến 10 ᵒC (41 đến 50 ᵒF). Mặc dù tinh dầu có thể đông lại nhưng điều này sẽ không ảnh hưởng xấu đến chất lượng. Tinh dầu sẽ trở lại trạng thái lỏng sau khi rã đông ở nhiệt độ phòng. Không nên bảo quản tinh dầu trong tủ đông vì có thể làm hỏng tinh dầu. Nên để tinh dầu tránh xa các nguồn nhiệt như mặt bếp và nến vì chúng có thể gây cháy.

Để đảm bảo sử dụng tinh dầu an toàn và không gây phản ứng phụ, bạn kiểm tra “hạn sử dụng” của chúng.

Các loại Tinh Dầu

Bảng sau đây thể hiện nồng độ các chất trong tinh dầu và một số ví dụ về loại tinh dầu chứa các thành phần đó:

LOẠI TINH DẦU/THÀNH PHẦN CHÍNH LỢI ÍCH TINH DẦU
Tinh Dầu Cam Chanh Citrus Đây là loại tinh dầu được cho là có tác dụng nâng cao tinh thần và hỗ trợ hệ thống miễn dịch.

Chanh Vàng Lemon

Cam Hương Bergamot

Cam Máu Blood Orange

Tinh dầu chứa nhiều Monoterpene Thường được dùng để khử mùi không gian.

Nhũ Hương Frankincense

Chanh Xanh Lime

Cây Bách Xù Juniper Berry

Tinh dầu chứa Aldehyde Có tác dụng chống nấm và làm dịu mát làn da.

Sả Lemongrass

Quýt Mandarin

Mộc Dược Myrrh

Tinh dầu chứa Este Có tác dụng an thần, giúp thư giãn và giảm căng thẳng.

Xô Thơm Clary Sage

Kinh Giới Ngọt Sweet Marjoram

Rễ Cây Nữ Lang Valerian Root

Tinh dầu chứa Oxit Có tác dụng giảm sưng huyết và thúc đẩy tinh thần.

Bạch đàn Eucalyptus

Cây Hương Thảo Rosemary

Bạc hà u Peppermint

Tinh dầu chứa Monoterpenol Theo truyền thống, những loại dầu này được sử dụng để nuôi dưỡng làn da và làm dịu da bị viêm.

Phong lữ Geranium

Sả Hoa Hồng Palmarosa

Tràm Trà Tea Tree

Tinh dầu chứa Ketone Có tác dụng tiêu chất nhầy và khi bôi tại chỗ sẽ có tác dụng làm mát.

Rau Thì Là Dill

Tiểu Hồi Hương Fennel

Hoa Oải Hương Lavender

Tinh dầu chứa Phenol Có tác dụng chống nhiễm trùng.

Rau Kinh Giới Oregano

Bạc Hà Á Spearmint

Cỏ Xạ Hương Thyme

Tinh dầu chứa Sesquiterpene Cùng để chữa các vấn đề về viêm và đau. Chúng có tác dụng giúp bình tĩnh và tăng cường sự tập trung.

Gỗ Tuyết Tùng Cedar Wood

Cỏ Hương Bài Vetiver

Cây Cam Tùng Spikenard

Tinh dầu chứa Sesquiterpenol Có tác dụng an thần và chống viêm.

Hạt cà rốt Carrot Seed

Hoắc hương Patchouli

Gỗ Đàn Hương Sandalwood

 

Giá thành của Tinh Dầu

Giá thành của tinh dầu phụ thuộc vào loại giống, điều kiện trồng trọt cũng như giá nguyên liệu thô cùng quy trình và hiệu suất sản xuất thực tế. Ngoài ra các quy trình tiêu chuẩn để kiểm soát về chất lượng cũng từng công ty cũng cảnh hưởng đến giá tinh dầu. Bạn thận trọng khi mua những loại tinh dầu giá rẻ vì chúng thường bị trộn lẫn dung môi hoặc thay thế bằng hương liệu có mùi gần giống nên không có đặc tính trị liệu mà còn có thể gây phản ứng phụ.

Giá tinh dầu của từng công ty cung cấp sẽ khác nhau vì quy trình chưng cất khác nhau cùng với những tiêu chuẩn trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển cũng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Các loại tinh dầu có chứng nhận Organic thường đắt hơn tinh dầu thông thường. Nếu bạn đang cần một nhà cung cấp tinh dầu nguyên chất, hãy thử xem danh sách các tinh dầu đang bán của Scent.vn.

bảo quản tinh dầu đúng cách các loại tinh dầu cách bảo quản tinh dầu cách chiết xuất tinh dầu cách chọn mua tinh dầu cách pha loãng tinh dầu cách sử dụng tinh dầu chất lượng tinh dầu chiết xuất tinh dầu bằng chưng cất hơi nước chiết xuất tinh dầu bằng enfleurage chống chỉ định về tinh dầu công dụng của tinh dầu giá thành của tinh dầu hương liệu và tinh dầu kiểm tra chất lượng tinh dầu lịch sử sử dụng tinh dầu lịch sử tinh dầu lợi ích của tinh dầu lợi ích sức khỏe của tinh dầu nền tảng quy trình sản xuất tinh dầu sản xuất tinh dầu tác dụng phụ của tinh dầu thành phần của tinh dầu tinh dầu bạch đàn tinh dầu cam chanh tinh dầu cao cấp tinh dầu châu Âu trung cổ tinh dầu cho sức khỏe tinh dầu cổ đại tinh dầu hữu cơ tinh dầu là gì tinh dầu nguyên chất tinh dầu ở Hy Lạp cổ đại tinh dầu oải hương tinh dầu thiên nhiên tinh dầu thơm tinh dầu trị liệu tinh dầu trong liệu pháp mùi hương tinh dầu trong văn hóa Ấn Độ tinh dầu và hương liệu
Back to blog